TÌNH HUỐNG SƯ PHẠM KHỐI TIỂU HỌC
Bộ tài liệu giải quyết tình huống sư phạm gồm hơn 50 tình huống. Dưới đây là demo 1 phần tài liệu
Tình huống 1: Trong một tiết học, giáo viên có đưa ra câu hỏi để gọi một học sinh trả lời nhưng
mà cả lớp không ai giơ tay để trả lời. Cô gọi bạn Thiên đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em
Thiên đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt
và tay chân không cử động. Trước tình huống này, nếu bạn là giáo viên đó thì bạn sẽ xử lý như thế
nào?
Trả lời:
B1: Nhận diện
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong
giảng dạy. Khi gọi học sinh trả lời bài mà em học sinh không trả lời được thì cần ta phải giải quyết.
B2: Phân tích tình huống
2.1 : Tôi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao em không thể trả lời câu hỏi ( Do em chưa hiểu câu hỏi,
do em chưa tập trung trong giờ, do em không biết trả lời…)
2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện
nhiệm vụ cơ bản sau:
– Giúp học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên
– Giúp đỡ học sinh cố gắng tập trung trong tiết học
– Phối hợp cùng học sinh trong lớp, cán sự lớp, giáo viên bộ môn hỗ trợ em tập trung và cố gắng
hơn trong học tập.
2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
– Có thể cho bắt em học sinh đó trả lời bằng được câu hỏi rồi mới cho ngồi xuống. Với cách xử lý
này sẽ càng làm học sinh sợ và không trả lời được bài, gây mất tời gian của tiết học.
– Có thể phê bình vì không tập trung trong giờ học. Với cách xử lý này sẽ tạo tâm lý ức chế với
học sinh, chưa giúp được học sinh giải quyết được nhiệm vụ học tập và làm em không có hứng thú
trong tiết học.
B3: giải quyết tình huống
Tôi sẽ nhắc lại câu hỏi và động viên em Thiên bình tĩnh hơn để trả lời câu hỏi. Nếu Thiên
vẫn không trả lời thì có thể sử dụng một số câu hỏi gợi mở giúp đỡ em ấy có thể trả lời được. Sau
khi đã gợi ý mà em đó vẫn không trả lời được giáo viên có thể gọi một em khác học tốt hơn giúp
bạn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu, khích lệ Thiên nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại
được thì cho em ngồi xuống.
Sau giờ học, tôi sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao em Thiên lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp
đỡ. Tôi nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích để cho em hiểu rằng nếu em tiếp tục tình trạng không
chú ý, mất tập trung trong giờ học thì kết quả của em sẽ như thế nào?. Để em có thể nhận ra và sửa
chữa.
Ngoài ra, tôi sẽ phân công một bạn học tốt kèm thêm Thiên để giúp đỡ em trong các tiết học. Giúp
em có hứng thú và tích cực hơn trong học tập. Trao đổi với các cô giáo bộ môn cùng quan tâm
giúp đỡ em trong tất cả các tiết học để Thiên tiến bộ.
B4: Kết luận, rút ra bài học
Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, cảm thông, chia
sẻ và tôn trọng học sinh. Có như vậy mới giải quyết tốt các tình huống gặp phải.
Tình huống 2: Cô Hiền chủ nhiệm lớp 5A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên,
cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình. Nhiều lần, khi gặp
những em học sinh này trong sân trường, cô Hiền nhận thấy học sinh của mình thường lảng tránh,
giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô. Nếu là cô Hiền, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao
bạn lại làm như vậy?
Trả lời:
B1: Nhận diện tình huống
Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống thường hay gặp phải
trong trong nhà trường. Vấn đề cần giải quyết là giúp H hiểu việc làm của mình là chưa đúng và
để học sinh hiểu rõ chào hỏi thầy cô giáo là việc phải làm thể hiện đạo đức, lễ phép.
B2: Phân tích tình huống
2.1 : Tìm hiểu nguyên nhân
Tôi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao mà các em học sinh đó không chào mình? . Có thể do các em
không nhìn thấy, nhìn thấy nhưng ko thích chào vì không thích giáo viên, nhìn thấy nhưng ngại
phải chào…
2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện
nhiệm vụ cơ bản sau:
– H nhận ra việc không chào giáo viên là sai
– H hiểu chào hỏi thầy cô giáo nói riêng và người lớn nói chung là việc làm cần thiết thể hiện văn
hóa ứng xử, đạo đức của mỗi con người.
– Rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên – học sinh ( đặc biệt là với học sinh xây dựng tình cảm tốt
đẹp giữa thầy trò.
2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.
– GV lờ đi coi như là không biết sự việc trên. Nếu giải quyết như không có chuyện gì xảy ra thì
người giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình, H sẽ không thấy được việc làm của mình là
sai để rút kinh nghiệm và sửa chữa
– GV gọi H lại ngay lúc đó và yêu cầu chào mình. Nếu giải quyết theo cách trên thì học có thể sẽ
chào GV nhưng sẽ không thoải mái, có thể lần sau sẽ tiếp tục lảng tránh mà không chào GV.
B3: giải quyết tình huống
…
Bộ tài liệu giải quyết tình huống sư phạm gồm hơn 50 tình huống. Dưới đây là demo 1 phần tài liệu
Hướng dẫn mua tài liệu:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.