BỘ TÌNH HUỐNG
Bộ tài liệu giải quyết tình huống sư phạm gồm hơn 50 tình huống. Dưới đây là demo 1 phần tài liệu
1. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức hoạt động với đồ vật.
Tình huống 1:
Trong giờ chơi tập có chủ đích: “Xếp ô tô tặng bạn”, bé Công ở lớp 18 -24 tháng,
không xếp ô tô mà lại xếp các khối gỗ nối đuôi nhau thành một hàng dài. Nếu là
giáo viên tổ chức giờ hoạt động đó, bạn sẽ xử lí như thế nào?
Cách giải quyết:
– Đến gần cháu trò chuyện xem cháu đang xếp cái gì và giúp cháu thực hiện ý
tưởng của mình.
– Tạo tình huống gợi ý để cháu thực hiện yêu cầu giờ hoạt động đó.
– Nếu trẻ không thực hiện được cô có thể hướng dẫn cho trẻ.
Tình huống 2:
Trong giờ chơi tập có chủ đích (đối tượng trẻ 18 – 24 tháng) với nội dung “Chọn
đồ chơi màu đỏ”. Khi cô giáo yêu cầu: “Các con chọn cho cô nơ màu đỏ” thì có
một số trẻ chọn nơ màu xanh. Hãy giải thích tình huống trên và nêu cách xử lí của
mình.
Cách giải quyết:
Có thể do 3 nguyên nhân:
– Trẻ chưa chú ý nghe yêu cầu của cô.
– Trẻ chưa nhận biết được màu đỏ.
– Trẻ thích làm ngược lại yêu cầu của cô.
Cách xử lí:
– Cô đến gần và hỏi trẻ trên tay cháu đang cầm nơ màu gí và nhắc lại yêu cầu để trẻ
chọn đúng, hoặc cho trẻ nhắc lại yêu cầu hoặc cần nơ màu đỏ lên để trẻ so sánh.
– Nếu trẻ không tìm được cô giúp trẻ tìm và cho trẻ nhắc lại cùng cô màu sắc của
nơ cô và trẻ vừa tìm được.
2. Các tình huống có thể xảy ra khi tổ chức hoạt động vui chơi.
Tình huống 1:
Trong giờ hoạt động góc của lớp mẫu giáo lớn đã diễn ra được khoảng 30 phút. Ở
góc chơi xây dựng, trẻ đã xây xong công trình “Trường mầm non của bé”. Cô giáo
đi tới, đứng lại và hỏi trẻ: “Các con xây xong chưa?”, trẻ trả lời: “Cháu thưa cô:
xong rồi ạ”. Cô giáo đứng ngắm công trình của trẻ một lát rồi đi làm việc khác. Trẻ
ở góc chơi đó nhìn theo cô và chờ đợi… Nếu là bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn xử lí
như thế nào?
Cách giải quyết:
– Cô trò chuyện với trẻ về công trình xây dựng để nắm bắt được ý tưởng chơi của
trẻ.
– Cô và trẻ cùng bàn bạc về công trình xây dựng: bố cục, kĩ năng xây dựng của trẻ,
cài gì được cô động viên, khuyến khích, cái gì chưa được cô gợi ý cho trẻ rút kinh
nghiệm.
– Nếu còn thời gian, cô gợi ý xem trẻ có muốn xây dựng thêm gì cho công trình
đẹp hơn, hoặc có nhu cầu chơi xây dựng gì nữa (tuỳ theo thời gian thực hiện chủ
đề để gợi ý) và cô chuẩn bị đồ chơi cho trẻ tiếp tục chơi.
Tình huống 2:
Trong giờ chơi theo góc của trẻ mẫu giáo bé, ở góc chơi “Bé tập làm bác sĩ”, bé
Hoa đang hăm hở bế búp bê đến bác sĩ Mai khám bệnh. Bé Hoa bế búp bê ngồi vào
ghế dành cho bệnh nhân, bác sĩ Mai cứ ngồi nghịch ống nghe mà không biết Hoa
đang ngồi chờ khám bệnh. Chờ một lúc, bé Hoa bế búp bê đứng dậy, vừa đi vừa
quay lại nhìn bác sĩ Mai. Bác sĩ Mai vẫn ngồi nghịch ống nghe say sưa… Nếu là
bạn tổ chức giờ chơi đó, bạn sẽ làm gì để thoả mãn nhu cầu chơi của bé Hoa?
Cách giải quyết:
– Cô đóng vai bệnh nhân đến khám bệnh và rủ bé Hoa cùng đi.
– Cô chào bác sĩ Mai và nhờ bác sĩ khám bệnh. Khi bác sĩ khám xong, cô hỏi bác sĩ
Mai xem cô bị bệnh gì? Uống thuốc gì? … Cô nhận thuốc và cảm ơn bác sĩ Mai,
chào bác sĩ và ra về cô nhắc bệnh nhân Hoa vào khám
– Cô quan sát, nếu Hoa không biết giao tiếp với bác sĩ, cô hướng dẫn Hoa nhập vai
bệnh nhân để thực hiện ý tượng chơi “mẹ bệnh nhân”
Tình huống 3:
Trong giờ chơi theo góc ở lớp mẫu giáo nhỡ, bé Liên cầm bàn là (đồ chơi) say sưa
là quần áo cho búp bê, Liên lật ngửa búp bê ra để là, rồi lại lật sấp búp bê để là (là
bộ quần áo búp bê đang mặc). Nếu là giáo viên tổ chức giờ chơi đó, bạn làm gì để
giải quyết tình huống trên?
Cách giải quyết:
Bộ tài liệu giải quyết tình huống sư phạm gồm hơn 50 tình huống. Dưới đây là demo 1 phần tài liệu
Hướng dẫn mua tài liệu:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.